Các Tiêu Chuẩn Đánh Giá Stablecoin
Có thể nói hiện tại có rất nhiều stablecoin trên thị trường và chúng có thể sử dụng nhiều giao thức khác nhau để neo giá trị của mình và duy trì sự ổn định của mình với một đơn vị tiền tệ nào đó, ví dụ như đô la Mỹ (USD). Trên thực tế, giao thức và cơ chế chỉ là một phần, cách vận hành của giao thức đó mới đem lại giá trị thực cho 1 đồng stablecoin. Chúng ta đã chứng kiến được nhiều dự án có lý thuyết, thuật toán về giao thức là rất hoàn chỉnh nhưng khi vận hành giao thức đó lại xuất hiện nhiều rủi ro không thể kiểm soát (Ví dụ như đồng UST).
Vì vậy, chúng tôi đã tạo ra những tiêu chuẩn nhất định, rõ ràng và khách quan để đánh giá toàn diện từ lý thuyết đến cách chúng vận hành trước khi cho phép chúng làm tài sản đảm bảo của VNST.
Tiêu chuẩn sẽ bao gồm 4 hạng mục:
Tài Chính
Quản Lý
Bảo Mật
Pháp Lý
Tài Chính
1. Dự Trữ
Tài sản thế chấp: Chúng tôi đánh giá về tài sản thế chấp của một stablecoin cả on-chain và off-chain. Trên On-chain thông thường là tiền ảo hoặc tài sản số khác được lưu trữ trực tiếp trên blockchain. Off-chain thường là là tài sản vật lý như tiền pháp định, hàng hóa, trái phiếu…
Tỷ Lệ Thế Chấp: Đây là sự đánh giá về tỷ lệ giữa giá trị tài sản thế chấp và giá trị của stablecoin. Tỷ lệ thế chấp càng cao thì stablecoin càng đáng tin cậy, vì việc tỷ lệ thế chấp càng cao sẽ đồng thuận với việc có nhiều tài sản hơn để đảm bảo giá trị, tỷ lệ này thay đổi dựa trên tính biến động của tài sản thế chấp.
Chất Lượng Tài Sản Thế Chấp: VNST đánh giá chất lượng tài sản thế chấp qua tính biến động của chúng và khả năng thanh khoản. Tài sản ít biến động và có nguồn thanh khoản dồi dào sẽ được đánh giá cao hơn.
Cơ Chế Mint: Đây là quá trình phát hành thêm stablecoin để duy trì giá trị tại mức ổn định tối đa (thường là 1 đô la). VNST chú trọng những yêu cầu khi Mint đồng stablecoin đó, cách Mint sẽ diễn ra thế nào, có chi phí khi thực hiện hay không.
Cơ Chế Redeem: Đây là quá trình thu đổi stablecoin thành tài sản thế chấp cơ bản để duy trì đươc giá trị tại mức ổn định tối thiểu (thường là 1 đô la). Cách đánh giá cũng sẽ như cơ chế Mint.
2. Thanh Khoản
Trong những thời điểm biến động lớn, người dùng thường có xu hướng lưu trữ những đồng ổn định có tính thanh khoản cao để giảm thiểu rủi ro mất mát và biến động giá trị. Chúng tôi sẽ dựa vào điều kiện này để đánh giá chất lượng của một stablecoin
Tính Tương Đối: Khi giao dịch, nếu stablecoin có tính thanh khoản cao, được sử dụng phổ biến hơn thì tính tương đối khi chuyển đổi giữa stablecoin đó với tài sản khác lại càng tốt.
Tính Bền Vững: Nếu một stablecoin chỉ dựa vào việc nạp thêm tiền để duy trì sự hấp dẫn và lợi nhuận cho người dùng, thì thường khi lợi nhuận giảm hoặc không còn, lượng tiền trong hồ bơi của stablecoin đó sẽ giảm đi do người dùng rút tiền khỏi hồ bơi
3. Tuổi Thọ & Lịch Sử Trên Thị Trường
Những loại stablecoin đã tồn tại và được sử dụng trên thị trường khoảng thời gian dài thường có khả năng duy trì giá trị tốt hơn và được người dùng tin dùng hơn.
Nguồn Cung: Stablecoin có vốn hóa thị trường cao hơn sẽ tạo niềm tin lớn hơn về mặt bảo mật. Hơn nữa, khi đã có vốn hóa dồi dào, stablecoin thường có phần thưởng cho những ai tìm ra lỗ hổng, từ đó bảo mật của stablecoin càng trở nên chặt chẽ, an toàn hơn.
Thời gian hoạt động: Thời gian tồn tại của một stablecoin hoàn toàn thể hiện được tính bảo mật và độ vững bền của một dự án. Dựa theo “Hiệu ứng Cindy”, thời gian tồn tại càng lâu thì độ tin cậy và bảo mật càng tốt, bởi lẽ dự án đó thường sẽ phải sinh tồn qua những biến động thị trường, tấn công từ hacker và rắc rối từ những pháp lý, quy định.
Biến Động: VNST đánh giá tính biến động của stablecoin đó trong quá khứ, tần suất xảy ra sự biến động đó, sự biến động đó đã diễn ra trong bao lâu và mất bao lâu để giá trị ổn định của stablecoin đó trở lại.
Quản Lý
Sự quản trị trong hệ thống tài chính kỹ thuật số mang ý nghĩa to lớn và đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo tính đáng tin cậy của stablecoin. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong cách tổ chức vận hành và kiểm soát chúng.
Độ minh bạch: Quy trình quản trị tài sản cần phải diễn ra một cách minh bạch, cho phép mọi người hiểu rõ về cách mà stablecoin quản lý và phân bổ tài sản của họ.
Ví sở hữu: Mọi thông tin về những địa chỉ Ví sở hữu một lượng lớn stablecoin cần được rõ ràng là tổ chức, cá nhân nào và lý do, mục đích cần phải được minh bạch.
Quyền Hạn và Quy Trình: Quyền lực đề cập đến sự ảnh hưởng và khả năng quyết định những thay đổi và phát triển thông qua nhà điều hành hoặc cộng đồng, trong khi quy trình được xác định bằng cách các quyết định được thực hiện như thế nào.
Khóa Quản Trị: VNST xét duyệt cách nhà phát hành kiểm soát quyền truy cập mã nguồn của hệ thống và những chính sách liên quan tới quản trị nhà phát hành sử dụng và tuân thủ
Quản Trị Rủi Ro: Cho dù là dự án phi tập trung hay tập trung, chúng tôi quan tâm đến cách nhà phát hành quản trị rủi ro họ có thể mắc phải.
Nhận Dạng: Sự minh bạch về danh tính, địa điểm của những người phát triển và kiểm soát hệ thống stablecoin sẽ là điểm cộng đối với VNST.
Bảo Mật & Kiểm Toán
Mặc dù không thể đảm bảo chính xác hoàn toàn, nhưng có sự tham gia kiểm duyệt và kiểm toán trong hệ thống thì khả năng xuất hiện rủi ro bảo mật của stablecoin sẽ giảm đi đáng kể.
Kiểm Toán: Điều quan trọng là xác định các công ty kiểm toán nào đã xem xét mã nguồn và đã được xem xét khi nào? Có phải kiểm toán là liên tục hay chỉ một lần?
Hợp Đồng Thông Minh (Smart Contract): Mã nguồn nào đang được sử dụng, và bao nhiêu phần trăm có thể được tái sử dụng từ các giao thức đã được kiểm chứng trước đó
Bug Bounties: Có các chương trình và phần thường cho việc tìm lỗ hổng của dự án không?
Điều Khoản Pháp Lý
VNST quan tâm tới stablecoin có phải chịu sự xem xét nghiêm ngặt từ phía quy định, và pháp lý hay không. Những rủi ro dự án có thể gặp khi liên quan đến lệnh trừng phạt và các hành động từ tổ chức chính phủ
Phi Tập Trung: Liệu stablecoin này có được điều khiển bởi một tổ chức tập trung hay chỉ là mã nguồn?
Kiểm Duyệt: Có thể bị kiểm duyệt theo ý muốn và tài sản bị đóng băng không?
Sự Riêng Tư: Đồng coin này cung cấp độ riêng tư như thế nào và có dễ dàng sử dụng cho mục đích để rửa tiền và thực hiện những hành vi trái pháp luật không?
Lịch Sử: Liệu nó đã từng phải đối mặt với áp lực pháp lý trước đó không? Và đến mức độ nào (ví dụ: kiện tụng và thỏa thuận)
Last updated